Hướng dẫn thiết kế điện cho nhà biệt thự - Kim Long Hoa

Hướng dẫn thiết kế điện cho nhà biệt thự

Vấn đề thiết kế và thi công hệ thống điện biệt thự được xem là một trong những vấn đề quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng rất lớn đến nhiều yếu tố như chi phí, sự an toàn, thẩm mỹ,…Vì vậy việc thiết kế và thi công điện nước cần phải có sự đảm bảo chất lượng tuyệt đối. Để hiểu rõ hơn về quy trình thiết kế và thi công điện nước biệt thự mời các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo các nội dung chi tiết dưới đây.

Lợi ích của việc thiết kế hệ thống điện nước biệt thự trước khi thi công

Nếu việc thiết kế điện nước biệt thự không được quan tâm và đầu tư đúng mức, thì đến khi công trình được đưa vào sử dụng gia chủ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu vì gặp phải một số vấn đề rất rối như nước bị lỗi, bị thiếu sót , nơi cần ổ cắm thì không có, nơi có thì không cần dùng, công tắc bị đồ nội thất kê vào che khuất… Khi đó, rất hay phải sửa chữa bổ sung chắp vá, gây mất an toàn, ảnh hưởng thẩm mỹ vì thế chúng ta cần thiết kế điện nước trước khi thi công để :

  • Đảm bảo có một hệ thống điện nước tốt, vận hành hợp lý, khoa học, bền vững, tiết kiệm chi phí sửa chữa.
  • Hạn chế tình trạng cháy nổ gây nguy hiểm tính mạng
    Đảm bảo hệ thống điện vận hành tốt khi xây biệt thự
    Đảm bảo hệ thống điện vận hành tốt khi xây biệt thự
  • Giúp kiểm soát tốt hệ thống dây, ống ngầm trong tường để trong quá trình sử dụng như khoan, đóng đinh,… biết chỗ để tránh và không gây vỡ ống nước, chập cháy hệ thống điện…
  • Thuận tiện trong việc sử dụng và thay thế.
  • Thiết kế điện nước trước giúp thúc đẩy quá trình thi công nhanh chóng hiệu quả và chính xác hơn.

Các biện pháp thi công lắp đặt hệ thống điện nhà biệt thự

Để đảm bảo công trình điện nước trong biệt thự có sự vận hành tốt bạn cần phải đảm bảo xử lý được hết các vấn đề dưới đây:

Cách đặt máng cấp, ống luồn dây, đế âm tường

Để tiến hành công việc này đòi hỏi đội ngũ thầy thợ chuyên nghiệp, tay nghề cao. Bởi vì quá trình thi công phần cơ điện thường sẽ sử dụng rất nhiều loại vít nở để bắt bắt vào trần bê tông.

Đây là công việc cần sự tỉ mỉ và chính xác để trong quá trình thực hiện không khoan vào thép sàn làm hỏng đầu mũi khoan cũng như tác động đến kết cấu công trình. Thông thường, để đảm bảo chính xác chúng ta phải tiến hành đánh dấu ngay từ khi hoàn thành công tác rải thép sàn.

Cách lắp đặt 

Cụ thể, khi rải xong thép sàn cứ giữa mỗi ô thép sẽ chấm 1 dấu sơn đỏ vào cốp pha. Sau khi dỡ cốp pha các dấu sơn đỏ sẽ in trên trần. Căn cứ vào các dấu sơn đó có thể khoan bắt vít nở mà không sợ chạm vào thép sàn gây nguy hiểm.

Mặc khác, tùy vào các mốc độ cao mà chúng ta phải cân nhắc vị trí đặt khay cáp chính xác, Đảm bảo đi ống luồn dây và các vị trí đặt đèn cũng như đặt ổ cắm công tắc. Ngoài ra, nếu các mốc đã được định vị trên trần thì nên tiến hành khoan bắt vít nở để thả ty treo giá đỡ máng cáp.

Lúc bắt đầu khoan bạn phải để ý đến những dấu đỏ đã được chuẩn bị từ công tác rải thép sàn làm sao để các ty ren phải thẳng hàng và giữ khoảng cách chuẩn. Kế đó, trên sàn các tuyến máng cáp đi ngang sẽ được lắp ghép thành từng đoạn 10m rồi mới kéo lên cao để cố định vào trần cho chắc chắn. Thường tuyến máng đi đứng sẽ được lắp từ dưới lên. T

Tuy nhiên, quá trình thực hiện sẽ không được an toàn vì vậy tốt nhất nên sử dụng giáo hoàn thiện phục vụ thi công để thuận lợi cho việc lắp đặt máng cáp, cáp điện, đường ống để công trình đi đúng tiến độ và hạn chế các vấn đề tai nạn xảy ra cho thầy thợ.

Tiến hành lắp đặt ống luồn dây đi từ khay cáp đến thiết bị sau khi đã xác định vị trí chính xác của đèn, ổ cắm. Để cố định chắc chắn hần đường ống đi trong trần chúng ta kết nối chúng các thanh thép kết cấu, nhưng khi đến gần thiết bị thì chuyển thành ống mềm để dễ thi công lắp đặt cũng như bảo trì bảo dưỡng sau này. Bên cạnh đó các ống đặt tròn trần cũng được đánh dấu vị trí bằng sơn đỏ vào cốp pha để phân biệt tránh việc sau này khoan bắt vít nở sẽ khoan vào ống luồn dây.

Khi đặt đế âm tường nên dùng ni vô để đảm bảo tất cả được thăng bằng. Lưu ý phía dưới trần ống luồn dây đi chìm tường nên ưu tiên thi công những đoạn ống này cùng tiến độ xây tường, đồng thời tại vị trí đã xác định được của ổ cắm công tắc sẽ đặt luôn đế âm tường. Tại các vị trí ra đèn hay tại vị trí rẽ nhánh sẽ đặt hộp nối dây. Từ các hộp nối dây sử dụng ống xoắn ruột gà để đi đến các đèn đặt dưới trần.

Lưu ý 

Do trong thiết kế không chỉ định tại vị trí nào thì đi ống luồn dây đường kính bao nhiêu nên sẽ tự tính lấy đường kính ống luồn dây cho từng vị trí theo phương pháp “Đơn vị hệ thống”. Quan điểm chung là đường kính ống được chọn phải đảm bảo cho khối dây điện bên trong ống và ống nhựa bao ngoài không bị tổn hại.

Phương pháp “Đơn vị hệ thống” căn cứ vào trị số bình quân của ống nhựa và dây điện để quyết định sử dụng loại ống nhựa có đường kính to và nhỏ khác nhau.

Hướng dẫn cách rút dây điện

Thực tế, các cáp lực có tiết diện từ 10mm2 trở lên sẽ được tổ chức lắp đặt và đo kiểm trước khi công tác trát tường bắt đầu. Còn lại sau khi hoàn thành công tác trát tường, dựa vào hồ sơ điện đã thiết kế sẵn sẽ thực hiện kéo dây điện ngầm trong ống bảo vệ theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị dây điện

Bước 2: Tiến hành luồn dây mồi cáp theo từng phân đoạn ống để rút cáp, bạn có thể sử dụng dầu Silicon để bôi trơn và tăng độ cách điện giúp quá trình rút dây dễ dàng hơn. Khi rút điện các công nhân cần lưu ý không cho phép sử dụng các loại dầu, hoá chất khác làm tăng tốc độ lão hoá của vật liệu cách điện.

Tiến hành các thao tác cẩn thận tỉ mỉ
Tiến hành các thao tác cẩn thận tỉ mỉ

Hướng dẫn cách rải cáp điện

Để rải cáp điện bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Sử dụng phương pháp chuyền tay để rải từng sợi điện một tuyệt đối không được sử dụng phương pháp kéo đầu cuối gây trầy xước và giãn cáp làm mất tác dụng và hư hỏng dây.

Sau khi, tất cả số cáp trong một phân đoạn đã rải xong thì bắt đầu sắp xếp lại mọi thứ cũng như định vị chúng trong máng cáp bằng dây thít cáp PVC. mục đích của công việc này là đảm bảo cho các sợi cáp đi thẳng không rối vào nhau.

Bước 2: Khi dây và cáp điện khi kéo rải xong lộ nào thì tổ trưởng tổ kéo dây phải trực tiếp đánh ngay số lộ đó nhằm giúp công tác kiểm tra, nghiệm thu và đấu nối sau này không bị nhầm lẫn. Cách đánh mã số lộ dây sẽ được đánh dấu như ghi trong bản vẽ thiết kế hoặc được quy định bởi kỹ sư một cách có hệ thống và được tư vấn giám sát chấp nhận.

Tất cả các trường hợp ngoại lệ khác khi công nhân thi công gặp vướng mắc đều phải báo lại cho đội trưởng tìm cách khắc phục, không được tự ý thi công gây hậu quả nghiêm trọng sau này.

Bước 3: Hệ thống cáp điện được coi là hoàn chỉnh khi kỹ sư điện đã kiểm tra đúng với quy cách và vị trí trong hồ sơ, đảm bảo các thông số khi đo bằng đồng hồ đo điện vạn năng và megahm meter và được đeo nhãn ở cả hai đầu của sợi cáp (đánh số lộ theo bản vẽ).

Lưu ý: Khi thực hiện pahir đảm bảo an toàn lao động để đồng bộ các thao tác giữa người tầng trên, tầng dưới và người điều khiển tời điện sẽ cho tổ kéo dây sử dụng bộ đàm.

Qua bài viết trên chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn những cách lắp đặt hệ thống điện nhà biệt thự. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích và thú vị khác bạn có thể truy cập vào website kimlonghoa.com nhé.