Contents
Dòng điện 3 pha giúp cuộc sống và các hoạt động trong sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất trở nên dễ dàng hơn giúp tiết kiệm chi phí điện năng, chi phí thi công thiết kế hiệu quả. Vậy điện 3 pha là gì? Quy trình thi công điện 3 pha như thế nào? Các thủ tục đăng ký sử dụng điện 3 pha bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu quy trình thi công lắp đặt điện 3 pha qua bài viết dưới đây.
Điện 3 pha là gì?
Điện 3 pha bao gồm 3 dây pha, 1 dây trung tính sử dụng cho việc truyền tải, việc sinh hoạt. 3 dây pha được xếp lệch nhau 1 góc 120 độ thể hiện qua 2 hình dạng là hình dạng tam giác và hình dạng sao.
Dòng điện 3 pha có công suất cao, tiết kiệm dây dẫn, hoạt động hiệu quả, tiết kiệm điện năng hơn dòng điện 1 pha.
Xem thêm: Hướng dẫn bảo trì hệ thống cơ điện công trình
Ưu điểm khi sử dụng điện 3 pha
Điện 3 pha có nhiều ưu điểm hơn các dòng điện 1 pha, 2 pha nên được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hiện nay như:
- Truyền được điện năng bằng mạch điện giúp tiết kiệm dây dẫn, chi phí.
- Điện 3 pha sử dụng được các mạng lưới điện của gia đình và của công nghiệp.
- Điện 3 pha có cấu tạo đơn giản với đặc tính tốt hơn.
Xem thêm: Kỹ thuật thi công điện nước công trình đúng tiêu chuẩn
Quy trình thi công lắp đặt, sửa chữa điện 3 pha
Việc thực hiện lắp đặt điện 3 pha phải luôn đảm bảo sự an toàn và đúng kỹ thuật để ngăn ngừa các tai nạn về điện xảy ra. Dưới đây là quy trình thi công lắp đặt, sửa chữa điện 3 pha.
Lắp đặt điện 3 pha vào aptomat đúng cách
Khi thi công lắp đặt điện 3 pha phụ thuộc vào cấu tạo của động cơ là đấu hình sao hay hình tam giác.
- Đối với đấu hình tam giác tức là nối đầu pha này với cuối pha kia
- Đối với đấu hình sao tức là nối ba điểm cuối pha tạo thành điểm trung tính
Bước 1: Chuẩn bị aptomat có thông số phù hợp và đúng yêu cầu của hệ thống.
Bước 2: Ngắt hệ thống điện, nguồn điện bảo trước khi thực hiện đấu điện để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng.
Bước 3: Sử dụng vít cố định aptomat vào hệ thống bảng điện, tủ điện cấp theo công trên lấy nguồn điện tải ra từ cổng dưới.
Bước 4: Khi đấu dây điện 3 pha vào aptomat. dây nguội đấu vào cọc N, dây nóng đấu vào cọc L (dây 3 pha đấu tương ứng với L1, l2, L3). Tiếp tục thực hiện đấu tải vào các chân bên dưới.
Bước 5: Kiểm tra lại các đầu dây, hệ thống điện trước khi đóng điện sử dụng.
Lưu ý khi thi công lắp đặt điện 3 pha
- Khi đấu dây điện 3 pha phải phân biệt được dây điện 3 pha và dây trung tính để đấu dây pha với dây pha, dây trung tính với dây trung tính. Điều này giúp điện ổn định, không xảy ra chập điện gây cháy nổ.
- Trong trường hợp điện 3 pha mà không có dây trung tính thì nên sử dụng thêm máy biến áp. Công dụng của máy biến áp là lấy 1 đường dây trung tính để điện 3 pha sử dụng bình thường.
Xem thêm: Thiết kế thi công điện nước quán cafe đúng tiêu chuẩn
Điều kiện khi thi công lắp đặt điện 3 pha
Khi thực hiện lắp đặt, sửa chữa điện 3 pha cần đáp ứng đủ các điều kiện sau để tiến trình thuận lợi hơn.
Đối với hộ gia đình
- Khu vực mà hộ gia đình sinh sống phải có hạ tầng mạng lưới điện 3 pha
- Khi muốn lắp điện 3 pha phải chứng minh được gia đình có thiết bị công suất lớn cần sử dụng điện 3 pha như ô tô, xe máy điện, thang máy,….
- Khi đầy đủ được 2 yếu tố trên cần làm thủ tục đăng ký hồ sơ lắp đặt điện 3 pha.
Đối với sản xuất
Doanh nghiệp muốn thực hiện lắp điện 3 pha phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phải có mạng lưới điện 3 pha
- Doanh nghiệp phải chứng minh được doanh nghiệp sử dụng các loại thiết bị cần sử dụng điện 3 pha như số lượng máy móc, thiết bị,….
Xem thêm: Hướng dẫn thi công điện nước chung cư
Thủ tục thi công lắp điện 3 pha đúng quy định
Trước khi thực hiện lắp đặt điện 3 pha, bạn phải nắm rõ được các giấy tờ, thủ tục khi muốn thực hiện thi công lắp điện 3 pha cho nhà mình theo đúng quy định của pháp luật.
Giấy tờ tùy thân
Trước khi làm thủ tục thi công lắp đặt điện 3 pha cần chuẩn bị giấy tờ tùy thân đầy đủ.
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân
- Chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân
- Chứng minh công an nhân dân
- Hộ chiếu/giấy xác nhận nhân thân của công an xã/phường có ảnh đóng dấu giáp lai
Giấy tờ xác nhận chủ thể hợp đồng mua bán điện
Giấy tờ xác nhận chủ thể hợp đồng mua bán có tên của các cá nhân, tổ chức tại địa điểm mua điện như:
- Giấy uỷ quyền có chữ ký của các hộ sử dụng chung
- Hợp đồng uỷ quyền sử dụng nhà, đất; hợp đồng uỷ quyền quản lý
- Giấy chứng nhận hợp đồng mua bán nhà, quyền sở hữu nhà, quyết định phân nhà
- Hộ khẩu thường trú
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp, chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy phép đầu tư, văn phòng đại diện.
- Hợp đồng thuê nhà, thuê địa điểm từ 1 năm trở lên có sự đồng ý của chủ nhà
Giấy xác nhận mục đích sử dụng điện 3 pha
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
- Biên bản khảo sát cấp điện của công ty điện lực
- Giấy phép đầu tư
- Thông tin của doanh nghiệp trên cổng công tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những thông tin về quy trình thi công lắp đặt, sửa chữa điện 3 pha và các thủ tục trước khi đi đăng ký lắp đặt điện 3 pha cho hộ gia đình, doanh nghiệp. Hy vọng với những nội dung trên sẽ giúp ích cho bạn khi thực hiện thi công lắp đặt điện 3 pha.