Giới thiệu sơ đồ thiết kế điện trong nhà và nguyên tắc thiết kế - Kim Long Hoa

Giới thiệu sơ đồ thiết kế điện trong nhà và nguyên tắc thiết kế

Hệ thống mạng điện trong nhà là một hệ thống quan trọng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc vẽ và xây dựng sơ đồ thiết kế điện trong nhà không phải ai cũng hiểu và làm được. Chính vì thế, Kim Long Hoa mang đến cho các bạn bài viết này để mách cho bạn những điều cần biết về sơ đồ thiết kế điện trong nhà.

Sơ đồ thiết kế điện trong nhà
Sơ đồ thiết kế điện trong nhà

Nguyên tắc chung

 Để tổ ấm của bạn được hoàn thiện và có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sử dụng thì các gia chủ cần phải cẩn trọng, nghiên cứu thật kỹ trước khi lắp đặt. Để sơ đồ mạng điện được đạt tiêu chuẩn thì các gia chủ cần lưu ý các nguyên tắc sau:

  • Toàn bộ đây điện đều phải được đi âm tường và phải được luồng trong ống nhựa SP
  • Không được đi dây điện sinh hoạt chung với các loại dây khác như cáp tín hiệu
  • Các loại tủ điện, công tắc, ổ cắm phải đặt cách sàn lần lượt là 1.4m, 1.2m và 0.4m
  • Đối với các cục lạnh điều hòa thì cục lạnh đặt cách trần 0.4m và cục nóng cách sàn 0.2m
  • Với các loại đèn hắc trang trí, đèn gương thì phải đặt cách sàn lần lượt 2.3m và 1.8m
  • Phải đảm bảo sử dụng đúng các loại dây cho từng loại sản phẩm:

              + Dây tủ nguồn cấp và dây tủ tổng phải sử dụng dây Cu\XLPE\PVC (2×10)mm2

              + Dây cấp đến ổ cắm phải sử dụng dây Cu\PVC (1X2,5)mm2

              + Dây Cu\PVC (1×1,0)mm2 dùng để cấp đến các đèn

              + Đối với điều hòa, bình nóng lạnh thì sử dụng dây Cu\PVC (1×2,5)mm2

Sơ đồ thiết kế điện trong nhà
Sơ đồ thiết kế điện trong nhà

Sơ đồ mạng điện cho tầng 1 của nhà 2 tầng

Trước khi đi vào lắp đặt hệ thống mạng điện cho nhà 2 tầng thì bạn phải xác định rõ công năng sử dụng của điện trong nhà. Tùy vào từng nhà, diện tích, công năng sử dụng mà có các bản vẽ thi công điện nước khác nhau.

Đọc thêm: Các phần mềm thiết kế điện trong nhà

Mặt bằng chiếu sáng tầng 1

Lấy diện tích của 1 căn nhà 2 tầng để làm ví dụ: diện tích sàn 120m2. Trong đó, tầng 1 gồm sảnh chờ-phòng khách 35m2, phòng bếp 25m2, phòng ngủ 17m2, sân sau 7.7m2 thi mặt bằng chiếu sáng được vẽ như hình dưới đây:

Mặt bằng chiếu sáng tầng 1
Mặt bằng chiếu sáng tầng 1

Sơ đồ ổ cắm điện tầng 1

Như nguyên tắc chung đã nói ở phía trên, ổ cắm điện trong nhà phải đảm bảo chiều cao cách mặt sàn tối thiểu 0.4m, tùy vào mục đích sử dụng mà gia chủ có thể gắn cao hơn.

Cần bố trí ổ cắm hợp lý, phân bổ đều cho các phòng (mỗi phòng từ 2-4 ổ cắm là hợp lý). Mọi người có thể tham khảo thêm tại sơ đồ ổ cắm dưới đây.

Sơ đồ ổ cắm điện tầng 1
Sơ đồ ổ cắm điện tầng 1

Sơ đồ thiết kế mạng điện cho điều hòa tầng 1

Điều hòa là một vật dụng cần độ chính xác và cục nóng-cục lạnh phải được lắp đặt theo khoảng cách quy định. Dưới đây là hình ảnh lắp đặt cho phòng ngủ.

Sơ đồ thiết kế điện điều hòa tầng 1
Sơ đồ thiết kế điện điều hòa tầng 1

 

Sơ đồ thiết kế mạng điện trong trong nhà tầng 2

Sơ đồ bao gồm

Mặt bằng chiếu sáng tầng 2

Bản vẽ mặt bằng chiếu sáng tầng 2 bao gồm các phòng: phòng khách, phòng thờ, phòng ngủ và ban công. Trong phòng khách có gắn đèn chùm, đèn hắc tường tạo để tạo độ sáng, góp phần tăng thẩm mỹ, sang trọng, lịch sự cho ngôi nhà.

Mặt bằng chiếu sáng tầng 2
Mặt bằng chiếu sáng tầng 2

Sơ đồ ổ cắm, phích cắm điện tầng 2

Cách bố trí ổ cắm đèn tại tầng 2 cách sàn 0.6m, phân bổ hợp lý, đầy đủ cho các không gian như: phòng khách, phong thờ, nhà vệ sinh,… đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ.

Sơ đồ ổ cắm điện tầng 2
Sơ đồ ổ cắm điện tầng 2

Sơ đồ thiết kế mạng điện cho điều hòa tầng 2

Vẫn là nguyên tắc giữ đúng khoảng cách với cục nóng và cục lạnh của điều hòa. Với 1 hay nhiều điều hòa thì cũng cần phải đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc này.

Sơ đồ thiết kế điện điều hòa tầng 2
Sơ đồ thiết kế điện điều hòa tầng 2

Kim Long Hoa đã cung cấp cho bạn những thông tin về sơ đồ thiết kế điện trong nhà chuẩn nhất. Hy vọng với thông tin trên bạn sẽ có thêm kiến thức để hoàn thiện tổ ấm của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *