Thiết kế hệ thống thoát nước cho công trình

Thiết kế hệ thống thoát nước cho công trình

Đằng sau một công trình đẹp, tiện nghi chính là một hệ thống thoát nước thông minh. Vì sao vai trò của hệ thống thoát nước lại quan trọng như vậy? Quy trình thiết kế như thế nào? Hãy cùng theo dõi thiết kế hệ thống thoát nước cho công trình qua bài viết dưới đây. 

Thiết kế hệ thống thoát nước cho công trình
Thiết kế hệ thống thoát nước cho công trình

Vai trò của hệ thống thoát nước hiện nay

Hệ thống thoát nước là nơi tổ hợp các thiết bị, các giải pháp kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ thoát nước. Điều này cũng có nghĩa là các đường ống thoát nước, công cụ, công trình thực hiện chức năng thu, vận chuyển và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn. 

Ngày nay, sự phát triển của xã hội ngày càng nhanh chóng, nên việc xuất hiện ngày càng nhiều công trình đô thị, khu dân cư đáp ứng nhu cầu của xã hội. Theo thống kê hàng ngày có đến 7 triệu m3 nước thải, thải ra môi trường. Trong đó, chỉ có 14.5% nước thải được xử lý còn đến 85% nước thải chưa được xử lý gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho môi trường, sức khoẻ con người. 

Trong nước thải có rất nhiều loại vi khuẩn, vi trùng có thể gây ra các bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, bệnh truyền nhiễm. Do đó, rất cần một hệ thống thoát nước để giải quyết tình trạng này. Hệ thống thoát nước đóng vai trò vận chuyển nước thải ra khỏi khu vực dân cư và tiến hành làm sạch trước khi thải nước ra nguồn. 

Xem thêm: Lưu ý/nguyên tắc khi thiết kế lắp đặt điện nước công trình

Quy trình thiết kế hệ thống thoát nước 

Trong bất kỳ các công trình nào thì hệ thống thoát nước là yếu tố cấp thiết để công trình được hoàn thiện và đảm bảo hệ thống được vận hành hiệu quả. 

Bước 1: Cần có sơ đồ nguyên lý thiết kế cấp thoát nước 

Trước khi lắp đặt hệ thống thoát nước cần nắm bắt được sơ đồ nguyên lý của hệ thống cấp thoát nước. Nắm bắt được vị trí của ống nước, đường thoát nước để lắp đặt phù hợp với kết cấu căn nhà. Đối với hệ thống nước sạch cần phải được thiết kế đường ống nước riêng đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khi sử dụng. 

Muốn tiết kiệm nước hãy sử dụng hệ thống tái sử dụng có bồn chứa nước thải từ bồn rửa mặt, máy giặt để tái sử dụng rửa sân. Chú ý cần lắp đặt ống chống tràn để nước tái sử dụng không bị dội khí ngược lại.

Bước 2: Thiết kế cấp thoát nước 

Có bản vẽ kỹ thuật kiến trúc mặt bằng và sơ đồ hệ thống cấp thoát nước nên bố trí các đường ống nước để tối ưu không gian, tiết kiệm, an toàn khi sử dụng. Các thiết bị sử dụng trong hệ thống cấp thoát nước như máy bơm nước, đồng hồ đo nước để nơi thuận tiện dễ dàng lắp đặt, bảo trì và thay thế. 

Đối với hệ thống cung cấp nước sinh hoạt: nơi tập trung tất cả các đường ống dẫn vận chuyển nước từ nguồn đến các khu vực sử dụng nước như nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp,… nguồn cấp nước của các hộ gia đình cũng phong phú đa dạng đối với từng khu vực khác nhau chẳng hạn đối với thành thị sẽ sử dụng nước máy, nước giếng khoan, ở nông thôn sử dụng nước từ ao hồ, nước giếng,…

Đối với hệ thống thông khí: Đây là hệ thống kết nối với hệ thống thoát nước và có các ống thông khí cao hơn mái nhà để cung cấp khí cho hệ thống thoát nước. 

Đối với hệ thống thoát nước thải: đây là hệ thống được sử dụng để đẩy nguồn nước từ các khu vực sử dụng nước trong nhà ra các khu vực chứa nước để xử lý, làm sạch nước thải trước khi đổ ra nguồn. 

Đối với các thiết bị sử dụng trong nước: được thông khí và trang bị đầy đủ các đường nước thải để ngăn mùi từ hệ thống nước thải. 

Xem thêm: Kỹ thuật thi công điện nước công trình đúng tiêu chuẩn

Bước 3: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước cho công trình 

  • Đối với ống thoát nước: 

Ống thoát nước chính của ngôi nhà phải lớn hơn 102 mm 

Ống thoát ngang của sàn, bồn vệ sinh lớn hơn 78mm

  • Đối với ống cấp nước: ống nước cấp nước cho các thiết bị sử dụng tối thiểu là 13mm, đường kính của ống cấp nước từ nguồn chính đến ống nước phân nhánh ít nhất là 20mm

Ống thoát sàn nhà tắm, bồn tắm, chậu rửa, máy giặt phải lớn hơn 38mm

  • Đối với quy định về thiết bị ống và các vật liệu: ống nước sinh hoạt nên sử dụng các loại ống nhựa PPR, ống nhựa HDPE ống kẽm. Ống nước thải nên sử dụng ống nhựa PVC, ống gang,..
  • Đối với ống thông khí: ống chính, thẳng lên trời lớn hơn 78 mm. Các loại ống khác lớn hơn 38mm.

Bước 4: Quy trình lắp đặt hệ thống cấp thoát nước 

  • Đầu tiên, định vị lấy dấu, xác định kích thước:
  • Đầu chờ vòi sen tắm: +0.75m
  • Đầu chờ lavabo: 0.55m
  • Đầu chờ bình nước nóng nhà bếp: +1.8mm
  • Đầu chờ bình nước nóng nhà vệ sinh: +1.75m
  • Đầu chờ chậu bếp:+1m
  • Lộ ống nước nóng nhà vệ sinh: +1m
  • Lộ ống nước lạnh nhà vệ sinh: +0.52m
  • Lộ ống lạnh từ đồng hồ vào nhà vệ sinh: -30mm
  • Thứ hai, lắp đặt đường ống cấp nước

Khi thực hiện cần sử dụng hai loại ống nhựa tốt đó là ống PPR, ống PVC. Trong đó, ống PPR phải sử dụng máy hàn, máy cắt để lắp đặt, ống PVC có giá thành rẻ hơn và sử dụng lắp đặt đơn giản hơn. Khi lắp đặt âm tường, âm sàn trong nhà vệ sinh cần đảm bảo độ sâu cắt trung bình từ 3 đến 4cm, độ rộng cắt từ 5 đến 10cm tuỳ vào vị trí lắp đặt. Sau khi làm xong nên sử dụng xi vữa cố định ống vào sàn hay tường nhà. 

  • Thứ ba, Lắp đặt hệ thống máy bơm, trụ đứng cấp nước 

Xác định đúng vị trí trục đứng cấp nước sử dụng ống nhựa PPR có đường kính nhỏ hơn D63 và đo khoảng cách giữa các giá đỡ 1.6m. Giá đỡ phải chắc chắn để hoạt động không bị rung. 

  • Thứ tư, lắp đặt đường ống thoát nước 

Ống thoát nước sẽ được nằm giữa trần bê tông và trần thạch cao của tầng dưới và được lắp từ dưới lên để đảm bảo sự thuận tiện.

  • Cuối cùng, lắp đặt thiết bị vệ sinh 

Các thiết bị trong nhà vệ sinh nên được cố định lại như lavabo treo vào tường bằng thép mạ kẽm hoặc inox đảm bảo sự chắc chắn. Sử dụng gioăng ghép nối các thiết bị với đường ống nước rồi mở nước kiểm tra hệ thống vận hành trơn tru. 

Như vậy, chúng tôi gửi đến bạn nội dung thiết kế thi công hệ thống nước thải cho công trình hoàn thiện. Hy vọng bạn đọc xong bài viết sẽ có được những kiến thức hữu ích trong việc lựa chọn và thiết kế xây dựng ngôi nhà của bản thân.