Contents
- 1 Lịch sử kiến trúc nhà ở Việt Nam
- 2 Nét đặc trưng cho kiến trúc nhà ở Việt Nam
- 3 Kiến trúc nhà ở Việt Nam trong các thời đại phong kiến
- 4 Kiến trúc nhà ở truyền thống
- 5 Kiến trúc nhà ở Việt Nam thời cận đại (1858 – 1945)
- 6 Kiến trúc nhà ở Việt Nam từ thời hiện đại (1945-1980)
- 7 Kiến trúc nhà ở từ thập niên 80 đến nay
Mỗi nền văn hóa sẽ có một nét đặc trưng riêng và Việt Nam cũng vậy. Đất nước hình chữ S của chúng ta có rất nhiều nét văn hóa đậm đà. Đặc biệt trong kiến trúc nhà ở, chúng đã góp phần tạo nên nhiều công trình có giá trị văn hóa, nghệ thuật kiến trúc của dân tộc cao. Điều này, còn có ý nghĩa phản ánh tài hoa, bản sắc của người Việt từ xưa đến nay. Để tìm hiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam qua các thời đại thay đổi như thế nào mời các bạn tham khảo các nội dung dưới đây
Lịch sử kiến trúc nhà ở Việt Nam
Kiến trúc nhà ở Việt Nam có bề dày lịch sử vô cùng ly kỳ được tính từ thời kỳ khởi dựng đất nước, thời kỳ Vua Hùng (trước 207 TCN) với nền văn hóa Văn Lang – Âu Lạc. Với trình độ kỹ thuật đúc đồng nổi tiếng – thời kỳ văn hóa Đông Sơn.
Thời kỳ này, qua cHiên nay chúng ta có thể nhìn thấy nhiều công trình kiến trúc còn lưu lại như các di tích khảo cổ, trống đồng Ngọc Lũ, các ngôi nhà cổ, nhà sàn,… Đó là những kiến trúc truyền thống thể hiện được phong cách bản sắc đặc trưng của dân tộc.
Trải qua hàng nghìn năm dưới ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, nhiều nét văn hóa dân tộc Việt Nam có nhiều sự thay đổi tích cực, tuy nhiên vẫn giữ được những nét đẹp thuộc về chất riêng. Những di sản kiến trúc trên mặt đất từ thế kỷ X trở về trước đến nay không còn. Chỉ còn lại một số di tích dưới lòng đất tiêu biểu như những ngôi mộ thời Hán.
Ngày nay một số công trình kiến trúc cổ của Việt Nam trong đời Lý, đời Trần, đời Hồ, đời Lê, đời Tây Sơn, đời Nguyễn đã không còn nguyên vẹn vì bị tác động của chiến tranh, khí hậu thời tiết khắc nghiệt.
Nét đặc trưng cho kiến trúc nhà ở Việt Nam
Bằng sự khéo léo của bàn tay và khối óc, con người đã tạo nên không gian sống thích nghi với điều kiện tự nhiên và chúng mang một số đặc điểm riêng biệt.
- Tất cả các nhà ở thường được bố trí quay về hướng Nam phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam
- Xây dựng một cách khoa học có bố cục, có tính biểu tượng, ẩn dụ, hàm súc, có hình tượng nghệ thuật.
- Thiết kế hài hòa với thiên nhiên đảm bảo sự hòa hợp giữa các không gian và hình khối kiến trúc.
- Không gian sử dụng linh hoạt, đa năng, dễ dàng biến đổi thích ứng với mọi điều kiện sinh hoạt, hoạt động trong không gian kiến trúc.
- Sử dụng điêu khắc, chạm khắc màu sắc để làm tăng tính nghệ thuật cho công trình.
- Áp dụng một cách thông minh trong việc bố trí sắp xếp các hoa văn mang đầy ý nghĩa tượng trưng.
- Thỏa mãn được các yêu cầu về tính hợp lý của kết cấu, tính đơn giản, thống nhất, tính điển hình và tính tiêu chuẩn
Kiến trúc nhà ở Việt Nam trong các thời đại phong kiến
Trong thời đại phong kiến kiến trúc nhà ở Việt Nam có một số đặc điểm nổi bật như là:
- Bắt đầu hình thành một số các đô thị cổ như chợ, khu thị dân và các công trình tôn giáo tín ngưỡng nhưng chúng mang theo quan niệm phong thủy.
- Xây dựng các kiểu nhà ống 1 tầng kèm theo 1 gác lửng và hạ tầng đô thị được hình thành rất sơ sài, giản đơn.
- Tất cả công trình đều có một cấu trúc chung là cấu trúc theo gian, trên cơ sở của một hệ khung kết cấu gỗ chịu lực.
- Kích thước nhà ở được xây dụng vừa đủ cho việc sử dụng và phù hợp với tỉ lệ hoạt động của người Việt Nam.
- Không có bản vẽ thiết kế trước khi xây dựng chủ yếu thực thi theo kinh nghiệm truyền miệng.
- Sử dụng chủ yếu là các chất liệu địa phương.
Kiến trúc nhà ở truyền thống
Do dân số Việt Nam dân tộc Kinh chiếm 87,1% nên kiến trúc truyền thống của dân tộc Kinh là tiêu biểu cho cả nước và cho các đô thị Việt Nam. Trong các kiến trúc truyền thống của các dân tộc có:
- Các công trình nhà ở đều phản ánh khả năng hiểu biết của con người về mối quan hệ giữa hình dạng và chức năng.
- Kiến trúc nhà ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc, đậm nét của điều kiện khí hậu, đất đai, căn cứ vào đó để tạo ra những công trình kiến trúc đặc trưng.
- Tận dụng các vị trí đồng bằng có nhiều bùn, nước thích hợp cho điều kiện trồng trọt, chăn nuôi và sử dụng các vật liệu sẵn có trong tự nhiên.
- Mỗi tầng lớp có cách xây dựng nhà ở khác nhau chẳng hạn như nghèo thì lợp tranh, vách đất, nền đất, kèo cột được làm bằng tre nứa. Còn các gia đình khá giả thì làm nhà bằng gỗ, mái lợp rạ, cỏ tranh, vách bằng bùn nhào rơm, nền đất hoặc lát gạch. Đặc biệt nhất là những người giàu có, sang trọng thì làm nhà bằng gỗ có chạm trổ mái lợp ngói, tường gạch, nền gạch…
- Về ngoại hình của kiến trúc nhà ở Việt Nam truyền thống là loại có mái dốc thẳng và các đầu dốc mái có loại uốn cong với các họa tiết trang trí phong phú.
Kiến trúc nhà ở Việt Nam thời cận đại (1858 – 1945)
Trong thời kỳ này các đường phố được nắn thẳng, tạo mạng lưới đường theo kiểu ô cờ, hạ tầng kỹ thuật đường phố được hoàn thiện. Ngoài ra, đường rộng hơn trước, có vỉa hè dành cho người đi bộ, kiến trúc phong phú về thể loại và hình thức.
Bên cạnh, các kiến trúc cổ, tân cổ, kiến trúc địa phương Pháp được thực hiện mang tính áp đặt chủ yếu do các viên toàn quyền và chủ đầu tư, Tư bản Pháp chỉ đạo. Các kiến trúc truyền thống của Việt Nam vẫn được tồn tại và đổi mới trên phương diện tiếp thu những tinh hoa của kiến trúc phương Tây với kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Đối với kiến trúc nhà 1 tầng
Bắt đầu có sự đầu tư và chú trọng vào các yếu tố bên ngoài của công trình được xây bằng gạch, với các hình thức sử dụng hệ cột phương Tây.Nội thất bên trong thì vẫn sử dụng cột kèo gỗ.
Đối với kiến trúc nhà 2,3 tầng
- Áp dụng các kết cấu cột dầm, sàn bằng vật liệu kiên cố chắc chắn.
- Hình thức bên ngoài hoàn toàn theo ngôn ngữ kiến trúc phương Tây những vẫn điểm xuyến thêm những hoa văn có nét dân tộc.
- Sử dụng các hệ mái với các con sơn đỡ mái để che cho nóc nhà, có tầng hầm để thông thoáng chống ẩm.
- Phóng áp mái có trần nhà, không gian dưới mái chỉ để cho thoáng và có cửa thoát khí.
- Dùng cửa hai lớp để tăng sự an toàn.
Kiến trúc nhà ở Việt Nam từ thời hiện đại (1945-1980)
Hình thành sự khác biệt trong kiến trúc nhà ở giữa hai miền Nam và miền Bắc cụ thể:
- Đối với nhà ở miền Bắc: Tiêu chuẩn trong kiến trúc có hạn hẹp và nhấn mạnh vào sự tiện dụng, kinh tế, bền vững và mỹ quan trong điều kiện có thể.
- Đối với nhà ở miền Nam: Kiến trúc nhà ở được kế thừa phát huy từ giá trị sẵn có chú trọng về ngoại, nội thất và ưu tiên các biện pháp chắn nắng, độ thông thoáng cho ngôi nhà.
Kiến trúc nhà ở từ thập niên 80 đến nay
Giai đoạn này có rất nhiều sự biến đổi và đi theo nhiều khuynh hướng khác nhau:
- Khuynh hướng phục cổ, nhái cổ: Sử dụng các hệ thức cột cổ điển châu Âu, hoa văn trang trí, ban công rộng.
- Khuynh hướng hiện đại: Thể hiện rõ qua các hình khối và sử dụng sự tương phản hình khối.
- Khuynh hướng Hậu hiện đại tiếp tục sự phát triển của khuynh hướng hiện đại, sử dụng một số mô tiếp điển hình của kiến trúc truyền thống cũ, tạo mối liên hệ với truyền thống, với lịch sử.
Qua bài viết trên hy vọng đã mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích về các kiến trúc nhà ở qua các thời kỳ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số công trình kiến trúc khác tại website kimlonghoa.com.