Tìm hiểu sơ lược về lịch sự phát triển của trần thạch cao

Tìm hiểu sơ lược về lịch sự phát triển của trần thạch cao

Trần thạch cao hiện là vật liệu được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Nó sở hữu những ưu điểm vượt trội về sự đa dạng, khả năng chống cháy, chống ẩm và cách âm hiệu quả. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi trần thạch cao xuất hiện khi nào? Nguồn gốc của loại vật liệu này từ đâu? Cùng Kim Long Hoa theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Nguồn gốc của trần thạch cao

Khả năng hoàn thiện của trần thạch cao

Có thể khẳng định rằng thạch cao là vật liệu xuất hiện từ xa xưa bởi chúng là thành phần có chứa trong lớp trầm tích của đá biển. Quá trình trầm tích là quá trình cơ học xảy ra khiến các vật liệu bị lắng đọng do trọng lực. Các chất cặn tại vùng biển ven bờ thì xảy ra kết tủa do phản ứng khi gặp nước biển mặn. Sau khi nước biển bay hơi thì còn lại lớp thạch cao tồn tại trong đó. 

Thạch cao là khoáng vật trầm tích xuất hiện từ xa xưa

Vậy thạch cao bắt đầu được sử dụng là khi nào? Cách chúng ta hàng ngàn năm, người Ai Cập cổ đại đã biết đến chất liệu này và sử dụng chúng trong các công trình xây dựng kỳ vĩ của mình. Kim Tự Tháp là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. Không chỉ vậy, những bức tường hay trần nhà nhà có kết cấu đẹp mắt và hoàn hảo ngay từ xa xưa đã cho thấy sự thịnh hành của vật liệu thạch cao trong thời cổ đại.

Nguồn gốc của trần thạch cao
Minh chứng cho việc sử dụng thạch cao làm vật liệu xây dựng trong thời kì cổ đại

Năm 1775 đánh dấu bước khởi sắc của ngành công nghiệp thạch cao. Bằng nghiên cứu của mình, nhà phân tích người Pháp – Lavoisier đã tìm ra công thức hóa hoc của thạch cao là CaSO4.2H2O. Việc phát hiện thành phần thạch cao là kết tinh của muối canxi sunfat ngậm nước đã mở đường cho những nghiên cứu tiếp theo và sự ra đời của các nhà máy thạch cao.

Quá trình sản xuất tấm thạch cao

Theo thời gian, các nhà máy khai thác và sản xuất tấm thạch ngày một phát triển và trở nên phổ biến. Thêm vào đó, với những ý tưởng sáng tạo và sự phát triển không ngừng của công nghệ đã khiến quá trình thi công trần thạch cao ngày một phát triển rộng rãi hơn trong trang trí nội thất.

Đặc điểm của trần thạch cao

Đặc tính của tấm thạch cao là mềm dẻo và không bị nứt dù sử dụng trong một thời gian dài. Đó là một lợi thế trong việc sử dụng tấm thạch cao cho các công trình xây dựng. Không chỉ vậy, bề mặt thạch cao còn khá mịn, phẳng và có độ cứng tốt. Chúng có thể dễ dàng cắt ghép và chế tạo thành nhiều kiểu khối khác nhau, đáp ứng mọi phong cách và mọi yêu cầu của gia chủ.

Đặc điểm của trần thạch cao
Trần thạch cao dễ dàng cắt ghép và chế tạo thành nhiều kiểu khối khác nhau.

Tấm thạch cao có khả năng chống cháy và cách nhiệt rất tốt. Nó làm giảm sự lan truyền của lửa và tỉ lệ dẫn nhiệt thấp hơn các loại vật liệu khác như bê – tông, gạch, kính… Do vậy tấm thạch cao có thể ngăn cản sức nóng và giảm đi năng lượng tiêu thụ cho hệ thống máy điều hòa.

Tấm thạch cao với khả năng chống cháy và cách nhiệt hiệu quả

Được mệnh danh là “vật liệu xanh” trong xây dựng, thành phần cấu tạo nên thạch cao hoàn toàn tự nhiên, lành tính và có độ an toàn cao. Trần thạch cao không dẫn cháy và không sinh khói bụi. Hơn nữa, chúng còn không chứa hỗn hợp Amiăng và chất gây ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì thế, thi công trần nhà thạch cao luôn mang đến cho bạn một không gian sống sạch sẽ và trong lành.

Đọc thêm bài viết: Hướng dẫn thi công trần thạch cao bền đẹp hiệu quả

Thời kỳ sử dụng phổ biến

Có lẽ con số này sẽ làm nhiều người bất ngờ nhưng thực chất thạch cao đã được sử dụng cách đây 5000 năm từ thời cổ đại Ai Cập. Những kim tự tháp vĩ đại trong lịch sử chính là hình ảnh không thể chối bỏ và làm minh chứng cho việc con người đã sử dụng thạch cao để xây dựng nên công trình kỳ vĩ này. 

Thời kỳ sử dụng trần thạch cao phổ biến
Trần thạch cao phong cách hiện đại phổ biến ở ngày nay

Tuy nhiên trải qua thời gian dài nghiên cứu và phát triển, phải đến những năm 2000s đến nay thạch cao mới thật sự trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi cho các công trình như nhà ở, chung cư, biệt thự tân cổ điển, biệt thự hiện đại… Sở hữu công nghệ sản xuất hiện đại hơn nhiều so với thời kỳ trước, trần thạch cao ngày càng cho thấy những ưu điểm to lớn vượt trội so với các vật liệu truyền thống. 

Tính thẩm mỹ bên trong trần thạch cao

Xét về tính thẩm mỹ khó có loại trần giả nào có thể so sánh được với trần thạch cao. Với muôn vàn biến hóa trong thiết kế, trần thạch cao được tạo nên từ đơn giản đến phức tạp, từ nét đẹp bình dị, giản đơn đến sang trọng, cao cấp.

tính thẩm mỹ của trần thạch cao
Vẻ đẹp lộng lẫy của trần thạch cao phong cách cổ điển

Nét đẹp kiêu sa, tinh tế được thể hiện ở những mẫu trần chìm. Trần chìm mang đến một không gian sang trọng và hiện đại. Dù bạn sử dụng cho không gian nào, màu sắc yêu thích của bạn là gì… thiết kế trần chìm thạch cao đều đáp ứng được các nhu cầu của bạn. Nếu một không gian rộng lớn, trải dài như nhà xưởng, văn phòng, nhà ga… thì kiểu trần thả thạch cao sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Đây là kiểu trần mang nét đẹp nhẹ nhàng, tạo không gian tươi sáng và thoáng rộng hơn. 

Trần khung chìm được đánh giá cao bởi tính thẩm mỹ và sự đa dạng về mẫu mã.

Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin cơ bản về trần thạch cao từ nguồn gốc hình thành, đặc điểm đến giá trị thẩm mỹ hoàn hảo. Hy vọng qua đây, quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn cũng như nắm bắt các đặc điểm về loại vật liệu tối ưu này.