Tổng quan chi tiết về hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho công trình

Tổng quan chi tiết về hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho công trình

Khi xây dựng bất kỳ công trình nào đều cần có hồ sơ thiết kế kỹ thuật để quản lý được các thành phần, nguyên vật liệu có trong công trình. Vậy hồ sơ thiết kế kỹ thuật là gì? Vai trò của nó là gì? Một bộ hồ sơ chi tiết thiết kế kỹ thuật sẽ bao gồm những gì? Hãy cùng Kim Long Hoa tìm hiểu tổng quan chi tiết về hồ sơ thiết kế kỹ thuật qua bài viết dưới đây nhé. 

Tổng quan chi tiết về hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho công trình
Tổng quan chi tiết về hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho công trình

Thiết kế kỹ thuật là gì?

“Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở. Sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt. Nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công”. Theo Luật xây dựng Việt Nam được ban hành năm 2014.

Xem thêm: Hướng dẫn thi công điện nước chung cư

Vai trò của thiết kế kỹ thuật

Thiết kế kỹ thuật đảm bảo cho mỗi công trình mở rộng được quy mô và đạt được hiệu quả khi quản lý. Bên cạnh đó, thiết kế kỹ thuật đảm bảo được khả năng thích ứng trong thời gian sử dụng để điều chỉnh công trình phù hợp. Ngoài ra, thiết kế kỹ thuật đóng vai trò là kiến trúc tham chiếu có thể triển khai trong bất kỳ hệ thống nào, vừa là giải pháp cho những thiết kế kỹ thuật sau có hướng đi mới mẻ. 

Xem thêm: Cách đọc bản vẽ kỹ thuật nội thất đúng chuẩn

Hồ sơ chi tiết thiết kế kỹ thuật 

Hồ sơ chi tiết thiết kế kỹ thuật là yếu tố quan trọng trước khi thực hiện công trình. Vì thế, chủ đầu tư phải nắm bắt được toàn bộ thông tin để tránh mất thời gian trong quá trình làm hồ sơ. 

Thuyết minh về hồ sơ thiết kế kỹ thuật

  • Thuyết minh về địa điểm xây dựng, về quy mô, tính chất của dự án 
  • Thuyết minh về ý tưởng của kiến trúc, đưa ra giải pháp thiết kế kiến trúc và vật liệu sử dụng
  • Thuyết minh về giải pháp thiết kế tổng mặt bằng của công trình, quy mô xây dựng, vị trí của công trình. 
  • Đưa ra bảng thông tin tổng hợp về khối lượng vật tư xây dựng và các thiết bị công nghệ cho từng hạng mục của công trình.
  • Bản thiết kế kỹ thuật phải nêu rõ được phương pháp và kết quả tính toán về hệ thống cấp nước, điện, xử lý rác thải, điều khiển tự động,…

Bản vẽ kỹ thuật 

Bản vẽ kỹ thuật thể hiện các yêu cầu chi tiết như:

  • Hiện trạng của mặt bằng, vị trí trên bản đồ
  • Bố trí chi tiết cho các hạng mục công trình 
  • Vẽ chi tiết kỹ thuật bên trong nhà như thoát nước, san nền,…và vẽ chi tiết kỹ thuật bên ngoài nhà như đường cấp nước, đường cấp điện, xử lý nước thải,…
  • Vẽ chi tiết các vị trí thiết bị được sử dụng
  • Mặt cắt dọc chính, mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt ngang 
  • Chuẩn bị sơ đồ các phương án bố trí, kích thước kết cấu chịu lực chính là nền, cột, dầm, sàn, móng,…
  • Bản vẽ công trình cảnh quan bên ngoài nhà về hàng rào, cây xanh, lối đi, sân vườn….
  • Bản vẽ về hệ thống kỹ thuật công trình như cấp điện, nước, thông gió, thoát nước,… 
  • Bản vẽ chi tiết biện pháp an toàn cho công trình như cháy nổ,…
  • Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng, địa điểm và ranh giới của khu đất cùng thông tin quy hoạch đã được phê duyệt 
  • Bản vẽ tổng mặt bằng phải thể hiện được các hạng mục dự án đầu tư xây dựng và quy định rõ hạng mục xây mới, cải tạo trên hiện trạng của khu đất
  • Bản vẽ minh hoạ có phối cảnh góc, phối cảnh tổng thể của bên trong, bên ngoài nhà
  • Bản vẽ kích thước, thống kê diện tích, cửa, vật liệu, màu sắc kiến trúc, khu vệ sinh, ốp lát sàn

Tổng dự toán

  • Tổng dự toán xây dựng bao gồm tổng các chi phí thực hiện công trình như dự toán xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án, chi phí khác liên quan đến công trình. Tổng dự toán phải thấp hơn chi phí đầu tư. 
  • Khi tính tổng dự toán sẽ được thiết kế cơ sở với khối lượng khác để dự tính cùng với giá thị trường. 
  • Chi phí quản lý dự toán khác so với quá trình xây dựng. 

Quy định về hồ sơ thiết kế kỹ thuật 

  • Trong một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật được in thành 4 bộ có cỡ giấy A3 gồm 1 bộ gốc và 3 bản sao được đóng dấu của công ty, có chữ ký của các thành viên tham gia thiết kế, có chữ ký phê duyệt của chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải giữ 1 bộ gốc và 1 bộ hồ sơ photo.
  • Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải được đánh số thứ tự để thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản. 
  • Bản vẽ phải được liệt kê chi tiết các thông tin về người thiết kế, nhà thầu, người kiểm tra, người đại diện pháp luật,..
  • Tiến độ của hợp đồng được tính bằng số ngày triển khai thực tế và fkhoong được tính thời gian 2 bên thống nhất trao đổi phương án. 
  • Khi chủ đầu tư thay đổi thiết kế không có sự đồng ý của đơn vị thiết kế thì chủ đầu tư sẽ phải tự chịu trách nhiệm và bộ hồ sơ cũ sẽ được có sự đồng ý của hai bên và thu hồi huỷ trước khi có hồ sơ thiết kế mới. 

Qua nội dung bài viết trên chúng ta hiểu được thiết kế kỹ thuật, vai trò của thiết kế kỹ thuật và hồ sơ của thiết kế kỹ thuật. Hy vọng với các thông tin trên từ Kim Long Hoa sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc khi thiết kế.