Trình tự thiết kế mạch điện trong nhà

Trình tự thiết kế mạch điện trong nhà

Khi vẽ sơ đồ mạch điện nếu không có sự cẩn thận thì sẽ vẽ sai và dẫn đến hậu quả khó lường. Do đó thiết kế một mạch điện là việc làm quan trọng, đòi hỏi tính chính xác cao. Ngoài ra, nó còn giúp gia chủ tiết kiệm và phù hợp với nhu cầu sử dụng.

 

Trình tự thiết kế mạch điện trong nhà
Trình tự thiết kế mạch điện trong nhà

 

Hôm nay Kim Long Hoa sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các bước thực hành thiết kế mạch điện trong nhà, cùng nhau xem hết bài viết này nhé.

Thiết kế mạch điện là gì?

Thiết kế mạch điện là quá trình tạo ra một mạch điện trước khi lắp đặt. Gồm những nội dung sau:

  • Xác định nhu cầu sử dụng mạch điện
  • Đưa ra phương án mạch điện (vẽ sơ đồ nguyên lý) và lựa chọn phương án thích hợp.
  • Xác định những phần tử cần thiết để lắp đặt điện
  • Lắp thử và kiểm tra mạch điện

Trình tự thiết kế mạch điện

Để đảm bảo được độ an toàn, chính xác bạn cần tuân thủ đúng với trình tự sau:

Bước 1: xác định mạch điện dùng để làm gì? Chức năng như thế nào? Bao gồm tính năng gì? 

  • Bạn cần xác định rõ chức năng, tính năng của mạch điện.
  • Bước này rất quan trọng, nếu bạn không lên ý tưởng mà bắt tay vào làm thì sẽ không hình dung được mình đang làm gì.

Bước 2: Đưa ra các phương án mạch điện (vẽ sơ đồ nguyên lý) và lựa chọn phương án thích hợp.

Sơ đồ nguyên lý
Sơ đồ nguyên lý

Sau khi vẽ, kết quả phải phù hợp với các tiêu chí sau:

  • Để phù hợp với điện áp, chọn những bóng đèn có định mức 220V
  • Để đèn bàn: dùng bóng có công suất 25W là vừa phải
  • Đèn chiếu sáng cho các phòng: lựa chọn bóng có công suất từ 60W đến 100W (tùy vào diện tích phòng)

Bước 3: lựa chọn thiết bị và đồ dùng điện thích hợp

Bạn nên lựa chọn đồ dùng điện thích hợp với công suất điện gia đình, không nên lựa chọn quá cao hoặc quá thấp. Bạn có thể tham khảo hoặc nghe tư vấn từ tư vấn viên bán thiết bị để ra quyết định

Lựa chọn thiết bị điện
Lựa chọn thiết bị điện

Bước 4: Lắp đặt và kiểm tra

Sau khi lắp đặt hãy kiểm tra bằng các thiết bị như bút thử điện, đồng hồ đo điện, v.v…

Lưu ý khi vẽ sơ đồ nguyên lý

  • Mạch nguồn thường được vẽ nằm ngang
  • Vị trí của các thiết bị đóng-cắt, bảo vệ, lấy điện và đồ dùng điện
  • Vẽ đúng các kí hiệu điện
  • Công tắc luôn ở trạng thái cắt mạch khi thiết kế

Trên đây là toàn bộ kiến thức về trình tự thiết kế mạch điện, chúc các bạn áp dụng thành công.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *